Bé bị trào ngược dạ dày là hiện tượng thường gặp trong những tháng đầu đời của trẻ. Có đến 2⁄3 trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này. Vậy trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không và cần lưu ý gì?
1. TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY LÀ GÌ?
Trào ngược dạ dày thực quản là từ dùng để mô tả sự vận động ngược vào thực quản của những thành phần có trong dạ dày như không khí, thức ăn, dịch dạ dày, muối mật. Trào ngược thường gây trớ ít sữa ra miệng, hoặc kèm theo tiếng ợ.
Tình trạng này thường xảy ra trong khi bú hoặc sớm sau khi bú. Đa số trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe, không cần làm xét nghiệm hay uống thuốc.
2. CÁCH GIÚP CON TRÁNH BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY?
Để phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
- Nên lựa chọn cho trẻ quần áo rộng rãi, thoải mái cho trẻ
- Chú ý về thời gian cho bé ăn, cần cho bé ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ít , hạn chế cho trẻ ăn, bú quá no.
- Sau khi ăn xong cần bế trẻ ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút, tránh để trẻ nằm xuống ngay hoặc vận động mạnh
- Hạn chế cho trẻ sử dụng các thực phẩm có tính axit, cay, caffeine… có hại vì những thực phẩm này rất có hại cho sức khỏe dạ dày.
- Cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên môn để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị theo đúng phương pháp.
3. CÁCH XỬ LÝ KHI CON BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY?
- Cho bú số lượng nhỏ: Khi bạn cho bú quá mức, vượt quá dung tích của dạ dày, sẽ gây ra trào ngược. Nếu con bạn đang tăng cân tốt, hãy giảm số lượng sữa (giảm khoảng 30ml trong mỗi lần bú so với số lượng sữa bạn đang cho). Khoảng cách giữa các lần bú ít nhất 2 tiếng rưỡi đồng hồ đủ để cho dạ dày được làm trống. Chú ý: không áp dụng cách thức này nếu trẻ dưới 1 tháng và trẻ không tăng cân tốt.
- Tránh đè ép lên vùng bụng của trẻ, nhất là sau khi bú.
- Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng sau bú 30 phút.
- Cho trẻ ợ để làm giảm tình trạng trào ngược. Nên cho trẻ ợ sau khi kết thúc bữa bú, không dừng giữa chừng để cho trẻ ợ. Thời gian cho trẻ ợ mỗi lần không quá 1 phút, nên dừng sau đó nếu trẻ không ợ, vì không phải tất cả các trẻ đều ợ.
- Tư thế đúng lúc ngủ: Tất cả các trẻ có vấn đề về trào ngược nên ngủ ở tư thế nằm ngửa (không nên nằm sấp để tránh nguy cơ đột tử ở trẻ), và đầu giường nên kê cao hơn một chút. Nếu con bạn có vấn đề về hô hấp (thở nhanh, khó thở,…), bạn nên đưa đi khám bác sĩ.
- Trong trường hợp đã thực hiện tất cả các biện pháp nêu trên nhưng tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em không có dấu hiệu thuyên giảm thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, tư vấn và điều trị.
Trào ngược dạ dày trẻ nhỏ nếu biết cách chăm sóc sẽ giúp trẻ làm giảm các triệu chứng khó chịu và hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ. Do đó, Loluli khuyên cha mẹ cần chủ động tìm hiểu thông tin cũng như nắm được nguyên nhân, biểu hiện của bệnh để từ đó có phương án xử lý đúng cách, an toàn.
LIÊN HỆ VỚI LOLULI
Email: Lolulibaby@gmail.com
Zalo: 0814.151.808
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8:00-17:00, Thứ 7-CN: 9:00-15:00
Facebook: Facebook.com/Lolulibaby
Địa chỉ: 156A Nguyễn Hữu Thọ, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh