Trẻ từ 12 tháng tuổi đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần, do đó một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh được xem là “chìa khóa vàng” để tạo tiền đề giúp bé phát triển.
1. NHỮNG THỰC PHẨM NÊN VÀ KHÔNG NÊN CHO CON ĂN DƯỚI 12 THÁNG TUỔI
Dưới đây là một số cách giúp bạn chuẩn bị thức ăn dặm phù hợp cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, bao gồm:
- Trộn sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước với ngũ cốc đã nấu chín để tạo độ mịn và dễ nuốt cho bé.
- Nên xay nhuyễn hoặc nghiền các loại trái cây, rau và các loại thực phẩm khác cho đến khi chúng có kết cấu mịn.
- Đối với những loại trái cây hay rau củ cứng, chẳng hạn như cà rốt hoặc táo, nên được nấu chín để có thể dễ xay nhuyễn hoặc nghiền hơn.
- Bạn nên loại bỏ tất cả phần da, mỡ và xương của các loại gia cầm, thịt và cá trước khi nấu.
- Bỏ hạt và các vết rỗ cứng trên quả trước khi cắt chúng thành những miếng nhỏ.
- Cắt thức ăn mềm thành những lát mỏng hoặc miếng nhỏ.
- Đối với các loại thức ăn có hình trụ như xúc xích, bạn nên cắt thành những miếng mỏng ngắn thay vì để thành các miếng hình tròn, vì nó có thể dễ gây mắc nghẹn trong đường thở của trẻ.
- Cắt các loại thực phẩm có hình cầu như anh đào, nho, cà chua và quả mọng thành các miếng nhỏ.
- Nấu và nghiền mịn các loại hạt nguyên hạt của lúa mạch, lúa mì, gạo và các loại ngũ cốc khác.
Nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm đều an toàn vì có thể gây dị ứng hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Dưới đây là danh sách 10 loại thực phẩm mẹ nên tránh cho trẻ ăn khi chưa tròn 1 tuổi.
- Mật ong
- Sữa bò
- Lòng trắng trứng
- Hoa quả, nước trái cây chứa nhiều vitamin C và axit
- Hải sản có vỏ
- Thực phẩm làm từ bột mì
- Thực phẩm dạng miếng to
- Đồ ăn mềm, dẻo
- Thực phẩm quá cứng
- Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá thu, cá kình
2. GỢI Ý CÁCH CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO CON TRONG GIAI ĐOẠN NÀY
- Nên tận dụng các nguồn thực phẩm sẵn có, chọn rau củ theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Chế biến thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt, hợp khẩu vị của trẻ.
- Không nên cho gia vị mắm muối vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi, vì có thể ảnh hưởng đến chức năng thận của trẻ.
- Cho trẻ ăn từ loãng tới đặc, từ ít tới nhiều, tập cho trẻ ăn quen dần với thức ăn mới. Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi.
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm tạo nên màu sắc thơm ngon, hấp dẫn và đủ chất.
- Bổ sung thêm dầu hoặc mỡ, hoặc vừng, lạc (mè, đậu phộng) để cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.
- Không cho trẻ ăn bánh ăn dặm, uống nước ngọt trước bữa ăn vì sẽ làm cho trẻ chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn chính.
- Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
LIÊN HỆ VỚI LOLULI
Email: Lolulibaby@gmail.com
Zalo: 0814.151.808
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8:00-17:00, Thứ 7-CN: 9:00-15:00
Facebook: Facebook.com/Lolulibaby
Địa chỉ: 156A Nguyễn Hữu Thọ, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh